1. VẼ TỰ DO
Vẽ tranh và các hoạt động nghệ thuật khác sẽ tạo sự giải thoát về cảm xúc cho những người đang bị stress. Tập trung vào hội hoạ cho phép tâm trí của một người thư giãn và buông bỏ tất cả các vấn đề và nhu cầu dẫn đến sự căng thẳng.
2. ĐI BỘ
Đi bộ là hoạt động không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn tốt cho sức khỏe tinh thần. Nghiên cứu năm 2016 đã cho thấy đi bộ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn, và giảm cảm giác buồn chán hơn. Ngay cả khi bạn chỉ đi bộ trong nhà.
3. CHĂM SÓC CÂY XANH
Chỉ cần 30 phút chăm cây trồng ở ban công hay cây trang trí bên trong nhà sẽ giúp bạn gần gũi với thiên nhiên hơn. Màu xanh cây lá giúp bạn tìm được cảm giác thư giãn, thoải mái và sự thanh bình trong tâm trí.
4. TẬP YOGA
Tập các tư thế yoga thư giãn thường xuyên có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng sau một ngày làm việc, giúp cân bằng cảm xúc và tạo năng lượng tích cực để chúng ta luôn vui khoẻ và minh mẫn.
5. TRÒ CHUYỆN THƯỜNG XUYÊN
Gọi điện, nhắn tin hoặc video call với bạn bè và gia đình của bạn. Cách ly xã hội không có nghĩa là bạn mất kết nối với mọi người. Việc trò chuyện thường xuyên giúp bạn tăng sẻ chia, hạn chế nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và mang lại nhiều niềm vui trong cuộc sống.
6. CHILL VỚI NHẠC
Để luôn giữ bình tĩnh và giải tỏa căng thẳng sau một ngày làm việc vất vả, hãy bật nhạc lên, hát theo hay là nhảy theo điệu nhạc để giải phóng cơ thể. Khi nghe những bài hát mà bạn yêu thích có thể làm giảm đi các hoóc-môn gây căng thẳng trong cơ thể. Giúp cơ thể chống lại các triệu chứng gây căng thẳng kéo dài.
7. ĐỐT NẾN THƠM
Nến thơm có thể ví như âm nhạc hay tinh dầu, giúp con người trở nên thoải mái và trút bỏ những căng thẳng ngày thường. Nến thơm vừa có tính trang trí, vừa tạo ra không gian gian lãng mạn cùng mùi thơm dễ chịu. Sử dụng nến thơm đúng cách sẽ đem lại cho bạn những phút giây thư thái, không gian sang trọng, ấm áp.
assurne
24/10/2022generic 5mg cialis best price These results indicate that tamoxifen treatment is associated with a significant loss of BMD in premenopausal women, whereas it prevents bone loss in postmenopausal women